Hotline & Zalo: 0967 22 7899
Tư vấn & Viber: 0902 82 2729
Mục lục bài viết
Đánh giá
Theo Wikipedia Danh pháp hai phần có thể gọi là Danh pháp La tinh hay Tên khoa học, Tên La tinh là quy định của sinh học về tên một loài sinh vật bằng tiếng Latinh, trong đó gồm hai từ: từ đầu tiên là tên chi (genus) và từ thứ hai là tên loài. Danh pháp hai phần = Tên chi + Tên loài.
Ví dụ: Quy định này là thống nhất trong sinh học trên toàn thế giới, nhằm để hệ thống hoá các loài và tránh nhầm lẫn. Như vậy, quy định về cách đặt tên như trên chính là một thệ thống quy tắc đặt tên trong khoa học, gọi là danh pháp, áp dụng trong lĩnh vực phân loại sinh học.
Nguồn Gốc Lịch sử:
Danh pháp loài bắt nguồn từ cách đặt tên đôi bằng tiếng Latinh (nomenclature binomial) do C. V. Linnaeus đề xướng năm 1753 và mãi tới năm 1867 mới chính thức được thế giới công nhận thông qua hội nghị quốc tế về thực vật học họp lần thứ nhất ở Paris. Về sau nhiều hội nghị thực vật học và động vật học tiếp theo đều thống nhất thừa kế qui tắc của Linnaeus để sửa đổi, bổ sung thành luật quốc tế về cách đặt tên thực vật (International Code Botanical Nomenclature, viết tắt là ICBN) và luật quốc tế về cách đặt tên động vật (International Code Zoological Nomenclature, viết tắt ICZN).
Theo luật Seattle (qua hội nghị quốc tế về luật danh pháp lần thứ XI năm 1969 tại Seattle - USA) và các luật bổ sung (qua các hội nghị quốc tế tiếp theo) thì danh pháp loài là một tổ hợp hai từ Latinh:
Danh pháp hai phần có thể gọi là danh pháp Latinh hay tên khoa học, tên Latinh là quy định của sinh học về tên một loài sinh vật bằng tiếng Latinh, trong đó gồm hai từ: từ đầu tiên là tên chi và từ thứ hai là tên loài
Danh pháp hai phần = Tên chi + Tên loài.
Ví dụ: Con chuột nhắt thường gặp trong nhà - theo danh pháp này - có tên là Mus musculus.
Loài người hiện đại có tên là Homo sapiens; trong đó Homo là tên chi (nghĩa là "người"), còn sapiens là tên loài (nghĩa là thông minh hoặc tinh khôn). Trong chi "người" (homo) còn có nhiều loài khác đã tuyệt chủng như Homo erectus (người đứng thẳng), Homo habilis (người khéo léo)
Mục Đích Danh Pháp Thực Vật:
Quy định Danh Pháp Thực Vật là để nhằm thống nhất trong sinh học trên toàn thế giới, nhằm để hệ thống hoá các loài và tránh nhầm lẫn. Như vậy, quy định về cách đặt tên như trên chính là một thệ thống quy tắc đặt tên trong khoa học, gọi là danh pháp, áp dụng trong lĩnh vực phân loại sinh học.
2.1. Tính ngữ là danh từ: thì có 2 trường hợp xảy ra:
2.1.1. Danh từ đồng vị (đồng nghĩa hoặc gần đồng nghĩa) với danh từ chỉ tên chi: Trường hợp này danh từ thứ hai (dù thuộc Kiểu biến cách* nào) phải được viết cùng cách với danh từ chỉ tên chi.
Ví dụ:
Tính ngữ là danh từ Kiểu biến cách I, viết ở dạng chủ cách:
Achras sapota (cây Xa-pô-chê)
Cinnamomum cassia (cây Quế)
Sus scrofa (Lợn rừng)
Tính ngữ là danh từ Kiểu biến cách II, viết ở dạng chủ cách:
Gliricidia sepium (cây Đỗ mai)
Nicotiana tabacum (cây Thuốc lá)
Tính ngữ là danh từ Kiểu biến cách III, viết ở dạng chủ cách:
Felis leo (Sư tử)
Panthera tigris (Hổ)
Panthera pardus (Báo hoa mai)
Trong một số danh pháp loài động vật có lúc danh từ thứ hai không những đồng vị mà là lặp lại danh từ chỉ tên chi và cũng phải được viết ở dạng chủ cách.
Ví dụ:
Astacus astacus (Tôm sông)
Bubalus bubalis (Trâu rừng)
Chanos chanos (cá Măng sữa)
Gallus gallus (Gà rừng)
Lutra lutra (Rái cá thường)
2.1.2. Tính ngữ không đồng vị với danh từ chỉ tên chi:
Trường hợp này danh từ thứ hai luôn luôn được viết ở thuộc cách. Danh từ đó có thể là tên người, địa danh, tên vật chủ kí sinh hay môi trường sống của loài.
Ví dụ: Tính ngữ thuộc Kiểu biến cách I, viết ở cách 2:
Saccharomyces cerevisiae (nấm men lên men rượu) (cerevisia, ae. f.: rượu , bia)
Cercospora musae (nấm bệnh đốm lá Chuối) (musa, ae. f.: cây Chuối)
Cinnamomum balansae (cây Vù hương) (Balansa, ae. f.: Latinh hóa tên riêng Balanse)
Tính ngữ thuộc Kiểu biến cách II, viết ở cách 2:
Bombyx mori (Tằm tơ, Tằm dâu) (morus, i. n.: cây Dâu tằm)
Hopea pierrei ( cây Kiền kiền) (Pierreus, i. m.: Latinh hóa tên riêng Pierre)
Tính ngữ thuộc Kiểu biến cách III, viết ở cách 2:
Aphis maydis (Rệp hại Ngô) (mays, maydis. f.: cây Ngô)
Puccinia arachidis (nấm bệnh rỉ sắt ở cây Lạc) (Arachis, -idis. f.: cây Lạc)
2.2. Tính ngữ là tính từ:
2.2.1. Tính ngữ là tính từ nguyên cấp
Nếu từ thứ hai là tính từ, thì nó phải được viết hợp từ với từ thứ nhất về giống, số và cách. Tính từ dùng có thể thuộc bất kì một Kiểu biến cách** nào kể cả tính từ cấp so sánh. Nó được dùng nhằm diễn đạt một đặc điểm nào đó của loài.
Ví dụ: Tính ngữ là tính từ thuộc Kiểu biến cách đầu:
Anopheles vagus (Muỗi sốt rét) (vagus, a, um: ngao du, hay thay đổi)
Sus domesticus (Lợn nhà) (domesticus, a, um: thuộc về nhà, thuần dưỡng)
Neofelis nebulosa (Báo gấm) (nebulosus, a, um: như sương mù, như gấm)
Tính ngữ là tính từ thuộc Kiểu biến cách sau:
Citrus grandis (cây Bưởi) (grandis, is, e: to lớn)
Dalbergia bariensis (cây Cẩm lai) (bariensis, is, e: ở Bà Rịa)
Prionodon pardiciolor (Cầy gấm) (pardicolor, -oris: có màu như Báo đực)
2.2.1. Tính ngữ là tính từ cấp so sánh
Tính từ cấp so sánh đôi lúc cũng được dùng đặt ở vị trí thứ hai trong danh pháp loài. Cũng như tính từ nguyên cấp, ở đây tính từ cấp so sánh cũng chỉ đặc điểm của loài và được viết hợp từ với danh từ chỉ tên chi.
Ví dụ:
Anopheles minimus (muỗi sốt rét) (minimus, a, um: nhỏ nhất)
Caesalpinia pulcherrima (cây Kim phượng) (pulcherrimus, a, um: đẹp nhất)
Elephas maximus (Voi châu Á) (maximus, a, um: lớn nhất)
Parus major (chim Bạc má) (major, -jor, -jus: lớn hơn)
3. Trường hợp ngoại lệ:
Trường hợp trong danh pháp loài thực vật, sau tên chi cần thiết phải dùng hai từ để diễn đạt đủ ý về loài, thì hai từ đó phải nối với nhau bằng dấu gạch ngang, ví dụ như Lagerstroemia flos-reginae (Bằng lăng nước), Strychnos nux-vomica (Mã tiền), Coix lacryma-jobi (Bo bo)... Trong danh pháp loài động vật, nếu sau tên chi phải dùng hai từ thì hai từ đó được viết liền nhau, ví dụ như Coluber novaehispaniae (thay vì C. novae hispaniae), Calliphora terraenovae (thay vì C. terrae novae) [Mayer, 1969]. Nếu thấy một danh pháp động vật bao gồm 3 từ viết độc lập nhau thì đó là danh pháp của phân loài (subspecies), ví dụ như Prestylis francoisi francoisi (Voọc đen má trắng), Prestylis francoisi delacouri (Voọc đen mông trắng), Prestylis francoisi hatinhensis (Voọc đen Hà Tĩnh)... Ở danh pháp thực vật có cách viết hơi khác, khi muốn chỉ tên một phân loài người ta viết tên loài rồi viết tiếp chữ viết tắt ssp. (subspecies) sau đó thêm một tính ngữ,. ví dụ: Dimocarpus fumatus ssp. indochinensis (Nhãn Đông dương). Hoặc để chỉ tên một taxon dưới loài, người ta cũng dùng 3 từ nhưng giữa từ thứ hai và thứ ba có viết chèn chữ viết tắt thứ bậc phân loại var.(varietas: thứ), f. (forma: dạng).... Ví dụ Avicennia marina var. rhumphiana [Mắm đen, một thứ (varietas) trong loài Mắm biển].
Một loài nào đó được xác định là có thực nhưng chưa được giám định chính xác, chưa thể công bố tên thì người ta viết tên chi kèm chữ sp., ví dụ như Acacia sp.. Khi muốn ám chỉ nhiều loài cùng chi trong một quần xã thực vật nào đó chưa được xác định chính xác người ta ghi tên chi kèm chữ spp., ví dụ như Acacia spp.
Nhiều người thường gặp các vấn đề khó khăn khi tiếp cận với khoa học nói chung và khoa học thực vật nói riêng. Trong một phạm vi hạn hẹp, Dalosa Viet Nam xin gời thiệu viết dưới đây.
Cách gọi tên cây
Danh pháp thực vật đã xuất hiện từ năm 1753, năm xuất bản đầu tiên của công trình Species Plantarum của Carl Linnaeus. Sau đó các quy tắc về danh pháp được khẳng định qua các hội nghị quốc tế về thực vật học trên thế giới bắt đầu từ Hội nghị Paris (1867) trở đi. Ngày nay chúng ta đã biết giới thực vật được chia thành:
Ngành và phân ngành
Lớp và phân lớp
Bộ và phân bộ
Họ và phân họ
Tông và phân tông
Chi và phân chi
Tổ và phân tổ
Loạt và phân loạt
Loài và phân loài
Thứ và phân thứ hoặc giống trồng
Dạng và phân dạng
Trong đó, bậc phân loại loài các đơn vị cơ bản (Ngành, Lớp, Bộ và Họ) và tiếp đó là bậc chi (trước đây dùng chữ giống) là thông dụng nhất.
Quy tắc chung
Tên khoa học gồm ít nhất 2 tên (chi và loài). Tên cây phải được viết bằng chữ La tinh. Tên La tinh là bắt buộc đối với các chi, loài, thứ, các bậc dưới chi, loài và thứ. Tên La tinh thường được viết nghiêng. Các bản mô tả gốc của các họ, phân họ, tông, phân tông, chi, phân chi, tổ, phân tổ, loạt, phân loạt… loài và các bậc dưới loài phải viết bằng chưa La tinh.
Hiện nay, các nhà thực vật hay dùng các chữ “taxa“, “taxanomia” láy từ chữ Hy Lạp “taxis”nghĩa là xắp xếp và “monos” nghĩa là tên. Khái niệm đó thường dùng tắt với thuật ngữ “taxa” ở số nhiều và “taxon” ở số ít. Để phân loại cây cỏ, người ta đặt ra một loạt các bậc với sự sắp xếp các tên để hạn định các bậc taxa như sau:
Thuật ngữ cho các bậc phân loại từ Ngành đến Tông
Người ta còn đặt thêm bậc phụ với tiếp tiền tố super và có tiếp vị tố cụ thể ứng với từng bâc đi kèm, ví dụ như superordo – liên bộ với tiếp vị tố là -anae
Về nguyên tắc, các tên của các bậc từ ngành đến phân lớp được cấu tạo bằng một tên có nguồn gốc Hy Lạp viết dưới dạng La tinh. Tên bộ được cấu tạo từ tên Họ thuộc bộ đó và tên Họ của từ gốc của tên chi điển hình hoặc một tên đồng nghĩa. Do đó khi biết một tiếp tố được thêm vào gốc ta có thể biết được bậc của taxon hay tên đó.
Nếu như tên của một họ là một tính từ số nhiều dùng như một danh từ thì tên của chi là một từ danh từ hoặc một tính từ dùng như một danh từ và luôn luôn ở số ít. Tên của các bậc phân loại lớn hơn loài đều phải viết in hoa.
Ví dụ:
Các bậc dưới chi
Thuật ngữ
Tên chi, phân chi và tổ đều viết nghiêng, chữ đầu viết hoa, phần còn lại viết thường. Khi cần mô tả nhiều loài cùng một chi, người ta viết tắt tên chi bằng chữ viết hoa kèm theo dấu chấm. Tên loài được xác định bởi tên của chi kèm theo một tính ngữ, tên loài có thể gồm một từ hay hai từ nối liền nhau.
Ví dụ: Plantagor major, Alisma plantago-aquatica.
Tính ngữ chỉ tên loài đều viết thường, không bao giờ viết hoa ngay cả khi tên đó lấy từ tên người (đương đại hay trong thần thoại) hoặc tên địa phương.
Nếu gặp một loài chưa biết, người ta thường viết tắt tên loài bằng chữ viết tắt sp. (species), viết đứng. Nếu có nhiều loài thuộc về cùng một chi nhưng không chỉ rõ loài nào, người ta có thể viết tắt thành spp., có nghĩa species plurima (nhiều loài), hoặc sp. plur.
Đối với tên phân loài, thứ và dạng cũng được cấu tạo dạng subsp. hay ssp.; var. và form. kiểu chữ đứng. Tên kèm theo các chữ viết tắt này viết nghiêng.
Ví dụ: Setaria palmifolia var. rubra; Agapanthus inapertus ssp. pendulus
Tên tác giả: Một tên cây đầy đủ phải kèm theo tên của tác giả đã công bố nó. Tên tác giả viết theo hệ chữ cái La Mã (chữ đứng) và phải viết tắt trừ trường hợp tên rất ngắn. Tên viết tắt phải kèm theo dấu chấm, miến sao tránh được sự nhầm lẫn giữa người này và người khác.
Ví dụ: L. (chỉ Carl Linnaeus); DC. (chỉ De Candolle); Guill. (chỉ Guillemin); Guillaum. (chỉ Guillaumin)
Nếu một tên chưa từng được công bố đã được công bố hợp pháp gắn với tên tác giả của nó thì người ta phải ghi tên tác giả của nó. Đối với cây có nguồn gốc trồng trọt cũng vậy. Nếu là cây trồng nhưng không biết tên của người trồng tạo ra nó thì thay vào tên tác giả người ta viết chữ “Hort”.
Ví dụ: Rauvolfia chaudocensis Pierre ex Pitard, loài này cùng được Pierre và Pitard cùng công bố (ex: cùng) hợp pháp độc lập.
Calanthe argenteo-striata C. Z. Tang et S. J. Cheng, Loài này được C. Z. Tang và S. J. Cheng cùng công bố trong một bài báo (et: và) hợp pháp
Nếu có một loài đã được mô tả và nêu tên, được chuyển sang một chi khác bởi một tác giả mới thì tác giả sau phải giữ tên loài gốc (trừ những điều trắc trở). Trong trường hợp này, danh pháp lưỡng nôm mới sẽ kèm theo tên của tác giả đã công bố nó trước đó được đặt trong ngoặc đơn và tên của tác giả công bố sau đặt sau cùng.
Ví dụ: cây Nhọc trái khớp, trước đây Diels đặt tên là Polyalthia plagioneura Diels, sau này Nguyễn Tiến Bân chuyển sang chi Enicosanthellum nên tên loài hiện tại viết là Enicosanthellum plagioneura (Diels) Ban
Tên đồng nghĩa và luật ưu tiên
Tên đồng nghĩa (synonym) cũng là tên La tinh. Khi có trường hợp đồng nghĩa thì tên xưa nhất được giữ lại nếu nó đúng và có giá trị (đúng theo luật quốc tế về sự ưu tiên). Tên đồng nghĩa được đặt trong ngoặc đơn sau tên chính thức.
Ví dụ: Neptunia oleracea Lour. do Lourerio đặt ra năm 1790, sau đó, Willdenow căn cứ vào một mẫu lộn xộn Mimosa natans L.f. để đặt tên loài này thành một loài khác là Desmanthus natans (L.f.) Willd. vào năm1825.
Vậy ta phải viết Neptunia oleracea Lour. (Desmanthus natans (L.f.) Willd.)
Tài liệu tham khảo:
Người gửi / điện thoại
Copyright © Bản quyền thuộc về Công ty TNHH Tinh Dầu Thảo Dược Dalosa Việt Nam™. GCN đăng ký KD số 0313944542 được Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. HCM cấp